Về thăm di tích Bến Nghiêng: Chứng nhân lịch sử một thời oanh liệt

Thành phố cảng Hải Phòng sầm uất chào đón hàng triệu lượt du khách đến tham quan, thưởng ngoạn mỗi năm. Một trong số những chứng tích lịch sử bạn không nên bỏ lỡ khi đến với Hải Phòng chính là di tích Bến Nghiêng, nơi gắn liền với những sự kiện của quân dân ta trong các thời kỳ kháng chiến. Hãy cùng SmartTravel tìm hiểu sâu hơn về địa danh mang đậm giá trị lịch sử này nhé!

Di tích Bến Nghiêng. Nguồn ảnh: Sưu tầm

1. Giới thiệu khu di tích Bến Nghiêng

Bến Nghiêng (hay còn gọi là Bến tàu không số K15) được thực dân Pháp xây dựng nhằm phục vụ cho các mục đích quân sự và xâm lược Việt Nam. Sau khi chiến tranh kết thúc, nơi đây đã chứng kiến thời khắc những người lính Pháp cuối cùng rời khỏi Hải Phòng. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại của thực dân Pháp và kết thúc sự hiện diện của chúng tại miền Bắc Việt Nam.

Nơi này còn là một trong những di tích lịch sử quan trọng, gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đây cũng chính là điểm khởi đầu của con đường Hồ Chí Minh trên biển, tuyến vận tải chiến lược đã góp phần quan trọng vào việc cung cấp nguồn lực cho chiến trường miền Nam trong giai đoạn chiến tranh.

Giới thiệu Bến Nghiêng. Nguồn ảnh: Sưu tầm

2. Lý giải ý nghĩa đằng sau tên gọi

Tên gọi Bến Nghiêng được đặt theo hình dáng đặc biệt của bến tàu. Với độ nghiêng tự nhiên, bến tạo cảm giác uốn cong thay vì thẳng tắp như những bến tàu khác. Hình ảnh “nghiêng” này không chỉ tạo nên sự độc đáo mà còn giúp địa danh trở nên dễ nhớ và gần gũi với người dân địa phương.

Ngoài ra, biệt danh “bến tàu không số” cũng mang trên mình ý nghĩa sâu xa. Nó xuất phát từ nhiệm vụ đặc biệt của các con tàu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cái tên này không ám chỉ việc các tàu thực sự “không có số.” Mỗi chiếc tàu đều được gắn nhiều số hiệu khác nhau, nhưng để bảo đảm an ninh cho các hoạt động vận tải chiến lược, chúng được cải trang thành tàu đánh cá và không có số hiệu cố định. Việc này giúp tàu có thể hòa nhập vào đoàn thuyền của ngư dân, qua mắt kẻ thù.

Điều đặc biệt của Bến Nghiêng chính là điều kiện khắc nghiệt mà các chuyến tàu thời đó phải đối mặt. Phần lớn tàu ra khơi vào những ngày thời tiết bất lợi nhất như mưa bão, sóng lớn và gió mạnh. Những chiến sĩ tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã đảm nhận nhiệm vụ này. Họ đều là những thanh niên quả cảm, sẵn sàng hy sinh thân mình vì đất nước. Người lính cải trang thành người buôn bán, khách đi tàu hoặc ngư dân để tung hỏa mù kẻ địch. 

Dù nhiều người chưa từng có kinh nghiệm lái tàu trong hành trình từ Bắc vào Nam, nhưng họ vẫn dũng cảm thực hiện nhiệm vụ và cập bến an toàn, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Ý nghĩa sau tên gọi. Nguồn ảnh: Sưu tầm

3. Lịch sử hình thành của Bến Nghiêng

Tháng 10 – 1961, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập ra một binh đoàn chuyên vận tải Đường Biển với nhiệm vụ sắm các phương tiện và vận chuyển nguồn lực chi viện cho miền Nam. Từ đó, bến tàu không số tại Hải Phòng đã được lựa chọn làm điểm xuất phát nhờ vị trí chiến lược và khả năng bảo mật.

Một năm sau đó, chuyến tàu gỗ đầu chở 30 tấn vũ khí đã rời bến tại Đồ Sơn, Hải Phòng, mở ra trang sử mới cho tuyến vận tải biển. Sau 5 ngày vượt qua hàng loạt trạm kiểm soát của địch, con tàu đã cập bến thành công tại miền Nam, khai thông tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Đến tháng 4 – 1963, cầu tàu này được xây dựng chính thức và trở thành điểm khởi hành của tuyến đường vận tải này.

Lịch sử hình thành di tích. Nguồn ảnh: Sưu tầm

4. Hoạt động trải nghiệm thú vị quanh khu du lịch Bến Nghiêng

Sau những thăng trầm lịch sử, Bến Nghiêng đã trở thành điểm đến hấp dẫn để khách du lịch khám phá và tìm hiểu về sự kiện hào hùng xưa. Khi ghé thăm nơi đây, bạn đừng bỏ qua những địa điểm “check-in” nổi tiếng quanh bến tàu không số Hải Phòng:

4.1. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp Bến Nghiêng

Di tích lịch sử Bến Nghiêng không chỉ được xây dựng bằng xi măng và cốt thép vững chắc, mà còn có độ nghiêng khoảng 5 độ, giúp tàu thuyền và du khách di chuyển dễ dàng xuống biển. Quang cảnh nơi đây tựa như một bức tranh sơn thủy hữu tình, đầy thơ mộng với thiên nhiên rộng lớn và hoang sơ.

Bến Nghiêng nằm dựa vào dãy núi Cửu Long, từ đây có thể nhìn xa ra bãi tắm khu 2 Đồ Sơn và cửa biển Ba Lộ, mang đến một tầm nhìn rộng mở và cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Chính vì thế, vào thế kỷ XI, vua Lý Thánh Tông đã từng dừng chân ghé qua thị sát vùng đất này.

4.2. Du ngoạn đảo Hòn Dấu

Từ Bến tàu không số, chỉ mất khoảng 20 phút di chuyển bằng tàu, du khách sẽ đặt chân đến đảo Hòn Dấu – nơi được ví như “viên ngọc xanh” của thành phố cảng. Đảo còn gắn liền với những câu chuyện huyền thoại lâu đời về ngôi đền thờ Nam Hải Đại Vương. Hơn thế nữa, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng ngọn hải đăng hơn 100 năm tuổi, biểu tượng kiến trúc khiến ai cũng phải trầm trồ, ngưỡng mộ.

Du ngoạn đảo Hòn Dấu. Nguồn ảnh: Sưu tầm

Khi đến Hòn Dấu, du khách không chỉ được đắm mình trong những hoạt động vui chơi, giải trí đa dạng mà còn được trải nghiệm bãi tắm bốn mùa, hồ bơi lọc nước biển tích hợp tạo sóng nhân tạo lớn nhất khu vực. Hệ thống villa, resort đẳng cấp hứa hẹn mang lại cho khách du lịch những khoảnh khắc nghỉ ngơi tuyệt vời và đáng nhớ.

4.3. Biệt thự vua Bảo Đại

Dinh thự Bảo Đại là công trình lộng lẫy với diện tích lên tới 3.700m², được thiết kế tinh tế theo phong cách kiến trúc kết hợp giữa Việt Nam và Pháp. Khuôn viên biệt thự được chăm chút với nhiều loài hoa và cây cảnh quý hiếm, tạo nên không gian xanh mát và thơ mộng.

Đây từng là nơi cư ngụ của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến đất nước Việt Nam. Vì vậy, khi đến nơi này, ngoài việc chiêm ngưỡng nét đẹp kiến trúc độc đáo, du khách còn có cơ hội khám phá thêm nhiều thông tin lịch sử bổ ích về cuộc sống và thời kỳ trị vì của vị vua này.

Biệt thự vua Bảo Đại. Nguồn ảnh: Sưu tầm

4.4. Tượng đài kỷ niệm đường Hồ Chí Minh trên biển

Để thể hiện lòng tri ân tới những người lính đã ngã xuống trong những chuyến tàu khắc nghiệt, thành phố cảng đã xây dựng tượng đài kỷ niệm Đường Hồ Chí Minh trên biển, ngay cạnh bên di tích Bến Nghiêng. Đây là biểu tượng của lòng biết ơn và sự tự tôn dân tộc, đồng thời nhắc nhở thế hệ sau về những đóng góp lớn như trời biển của những người chiến sĩ.

Từ trên khu vực tượng đài phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể thu trọn cảnh biển đẹp đến ngỡ ngàng. Cảm xúc bồi hồi khi được nghe kể về lịch sử dân tộc chắc chắn sẽ khiến bạn cảm nhận được sự hy sinh thầm lặng của những vị anh hùng không tên trên chuyến tàu năm nào. Tượng đài không chỉ là nơi tưởng niệm, mà còn là chốn thanh bình để mỗi một du khách tới đây lặng lẽ thể hiện lòng biết ơn với những nhân vật làm nên trang sử vẻ vang của đất nước.

4.5. Khu du lịch Đồi Rồng

khu du lịch Đồi Rồng – Đồ Sơn là một tổ hợp giải trí và nghỉ dưỡng hiện đại. Khu phức hợp này bao gồm nhiều tiện ích hấp dẫn như khu vui chơi giải trí, biển hồ nước mặn, quảng trường ánh sáng, công viên dưỡng sinh, và một hồ bơi nước ngọt rộng tới 23 héc ta.

Ngoài ra, du khách còn có thể khám phá các khu mua sắm, quán cafe và hệ thống nhà hàng tại đây. Với không gian rộng lớn và đa dạng dịch vụ, nơi đây hứa hẹn đem đến những khoảnh khắc thư giãn và thú vị cho bạn và gia đình.

Khu du lịch Đồi Rồng. Nguồn ảnh: Sưu tầm

5. Vị trí và cách di chuyển đến Bến Nghiêng

Khu di tích Bến Nghiêng, nằm tại chân đồi Nghinh Phong, phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Nếu xuất phát từ Hà Nội và các tỉnh lân cận, du khách có thể bắt đầu từ bến xe Mỹ Đình, đi theo hướng vành đai 3 qua cầu Thanh Trì, rồi tiếp tục theo quốc lộ 1A. Khi tới điểm thu phí tại cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, du khách rẽ vào làn để ra đường tên Phạm Văn Đồng và tiếp tục di chuyển qua đường Nguyễn Hữu Cầu để đến khu vực Bến tàu không số.

Ngoài ra, xe khách cũng là một lựa chọn tiết kiệm và thuận tiện. Xe khách từ Hà Nội đến Đồ Sơn có nhiều chuyến, chất lượng dịch vụ tốt với giá vé hợp lý. Sau khi rời bến xe khách Đồ Sơn, bạn có thể thuê ngoài xe máy tại địa phận Hải Phòng để tự do khám phá, hoặc bắt xe ôm hay taxi nếu muốn tiết kiệm thời gian.

Bên cạnh xe máy hoặc khách, tàu hỏa cũng là một lựa chọn thú vị dành cho những ai muốn trải nghiệm cảm giác đi tàu. Tuy nhiên vì Đồ Sơn không có ga tàu hỏa nên bạn sẽ phải xuống ga Hải Phòng. Từ ga này, khách du lịch có thể thuê xe máy hoặc đi xe ôm, di chuyển khoảng 20 cây số để đến Bến tàu không số.

Di chuyển đến Bến Nghiêng. Nguồn ảnh: Sưu tầm

6. Nên đến Bến Nghiêng vào thời gian nào?

Khu du lịch Bến Nghiêng nằm tại thành phố biển Hải Phòng, nơi mang khí hậu đặc trưng 4 mùa rõ rệt của miền Bắc. Do vậy, thời gian hợp lý nhất để đến thăm khu di tích là từ tháng 4 – tháng 8 hàng năm. Trong thời gian này, thời tiết mùa hè khô ráo, ít mưa và chưa nhiều cơn bão, vô cùng thuận lợi cho những hoạt động tham quan, vui chơi giải trí.

Mặc dù thời điểm này là mùa cao điểm du lịch nhưng khu di tích Bến Nghiêng vẫn giữ được sự yên bình, không quá náo nhiệt. So với nhiều điểm tham quan khác, giá cả dịch vụ nơi đây tương đối hợp lý, không có hiện tượng “chặt chém” du khách. Do vậy bạn có thể thoải mái tận hưởng chuyến đi mà không cần quá lo lắng vấn đề chi phí. 

7. Lưu ý khi đến thăm di tích Bến Nghiêng

Để tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ dưỡng bên người thân và bạn bè, bạn cần lưu ý một số điều khi đến khám phá Bên Nghiêng:

  • Khi tham quan Bến Nghiêng, du khách nên chú ý giữ gìn nguyên trạng của khu di tích, không có bất kỳ hành động nào gây hư hại hoặc làm tổn thất đến các công trình. 
  • Việc giữ gìn vệ sinh môi trường là điều cần thiết để đảm bảo không gian luôn sạch đẹp và thu hút.
  • Để bảo vệ sức khỏe và làn da trong quá trình tham quan, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như mũ, nón và kem chống nắng. 
  • Trên hành trình ghé thăm đài tưởng niệm các liệt sĩ trên con đường Hồ Chí Minh trên biển, du khách nên ăn mặc kín đáo, lịch sự, không đùa cợt, đi nhẹ và nói khẽ để tôn trọng không gian thiêng liêng.
  • Nên lựa chọn giày thể thao và quần áo thoải mái để dễ dàng hơn khi di chuyển, đặc biệt khi bạn dự định đi thuyền ra đảo Hòn Dấu.

Nếu bạn đang tìm kiếm một chốn tham quan vừa đẹp thơ mộng vừa mang những dấu ấn lịch sử thì đừng bỏ qua khu di tích Bến Nghiêng nhé. Không khí hoài niệm và bồi hồi tại nơi đây chắc chắn chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên. 

Related Posts

Leave a Reply