Khám phá di sản lịch sử lăng Dục Đức

Lăng Dục Đức là một trong những di sản tại Việt Nam còn lưu giữ được nhiều nét đẹp hoàng kim và vẻ thăng trầm của lịch sử. Để có cảm nhận sâu sắc hơn về những giá trị văn hóa của nơi này, hãy cùng đọc bài viết dưới đây của SmartTravel nhé!

1. Giới thiệu về lăng Dục Đức

Lăng Dục Đức hay còn được biết đến với tên gọi là An Lăng, là nơi yên nghỉ của các vị vua nổi tiếng triều Nguyễn như vua Dục Đức – vị vua đời thứ năm, vua Thành Thái và vua Duy Tân. Tọa lạc tại ngôi làng Dương Xuân rộng lớn tại ngoại ô thành phố Huế, lăng Dục Đức được xây dựng theo lối kiến trúc giản dị, khác biệt với nhiều công trình lăng tẩm khác trong quần thể cố đô Huế. Nơi đây không chỉ là điểm đến tôn nghiêm dành cho hoàng tộc mà còn nhân chứng lịch sử của những thăng trầm chính trị trong thời kỳ cuối thời Nguyễn. Đến nay, khu di tích này là nơi lưu trữ những giá trị văn hóa, kiến trúc và tinh thần sâu sắc,thu hút rất nhiều du khách tới tham quan và tìm hiểu về cuộc sống và triết lý trị quốc của các vị vua nhà Nguyễn thời kỳ cuối.

Hành trình tham quan, khám phá lăng Dục Đức. Ảnh: sưu tầm
Hành trình tham quan, khám phá lăng Dục Đức. Ảnh: sưu tầm

2. Lựa chọn phương tiện để tới lăng

Lăng Dục Đức có vị trí tại ngoại ô thành phố Huế nên du khách có nhiều lựa chọn về phương tiện để di chuyển tới đây tham quan, khám phá. SmartTravel gợi ý cho bạn một số phương tiện sau đây để bạn tham khảo cho chuyến đi của mình nhé!

Xe máy

Nếu bạn muốn trải nghiệm tự do và khám phá đường phố Huế, đồng thời tận hưởng không khí trong lành tại thành phố này, bạn có thể thuê xe máy tại các điểm dịch vụ trong thành phố với giá cả phải chăng để di chuyển tới lăng Dục Đức. Quãng đường từ trung tâm thành phố Huế tới lăng Dục Đức khoảng 5-6km nên du khách có thể di chuyển linh hoạt và nhanh chóng.  

Taxi/Xe công nghệ

Nếu du khách không muốn tự lái xe hoặc không biết rõ đường đi tới lăng Dục Đức, bạn có thể thuê taxi hoặc đặt xe trên các ứng dụng xe công nghệ. Đây là phương án hợp lý nhất để bạn vừa có thể đến nơi nhanh chóng, an toàn vừa có thể nghỉ ngơi, ngắm cảnh trên quãng đường di chuyển. 

Di chuyển bằng xe công nghệ là lựa chọn của nhiều người. Ảnh: sưu tầm
Di chuyển bằng xe công nghệ là lựa chọn của nhiều người. Ảnh: sưu tầm

Tour du lịch

Nếu bạn không muốn tự di chuyển và muốn có sẵn một lịch trình tham quan có sẵn, các tour du lịch Huế trong ngày là lựa chọn lý tưởng. Bạn sẽ vừa có hướng dẫn viên du lịch vừa có thể tham quan lăng Dục Đức mà không cần lo lắng về việc di chuyển. 

3. Khám phá vẻ đẹp kiến trúc lăng Dục Đức

Lăng Dục Đức gây ấn tượng ngay từ những cái nhìn đầu tiên của mọi du khách khi tới tham quan lăng không chỉ bởi những nét đẹp lịch sử ẩn mình mà còn bởi những nét đặc biệt trong kiến trúc đậm nét truyền thống của lăng tẩm Việt Nam. Nơi đây không có sự xa hoa như những lăng tẩm khác mà sở hữu nét đẹp tinh tế và hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên. Cùng SmartTravel khám phá nét đẹp của lăng nhé!

Khu lăng mộ với kiến trúc đơn giản và tinh tế

Khu lăng mộ của Lăng Dục Đức có diện tích khoảng 3.455m², mang phong cách kiến trúc đơn giản nhưng vẫn toát lên sự trang nghiêm và cổ kính. Phía trên lăng mộ có hai tầng mái ngói giả được xếp chồng, tạo nên một vẻ đẹp giản dị mà vẫn uy nghiêm. Trước lăng là cửa vòm được xây bằng gạch vững chắc, không có các họa tiết trang trí cầu kỳ như tượng đá thường thấy ở các lăng mộ khác, nhưng lại tạo nên một cảm giác gần gũi và bình dị hơn. Phía sau cửa vòm Bái Đính, lối đi được lát gạch hai bên, dẫn lối vào khu vực lăng mộ chính. Đây là một điểm khác biệt so với các lăng tẩm khác thường có tượng đá trang trí. Cách sắp xếp không gian này tạo nên sự thoáng đãng và mộc mạc, hài hòa với thiên nhiên xung quanh.

Cổng Bái Đính tại lăng Dục Đức. Ảnh: sưu tầm
Cổng Bái Đính tại lăng Dục Đức. Ảnh: sưu tầm

Sau khi bước qua cửa vòm, du khách sẽ tiếp tục tiến đến cửa Tam Quan. Cửa này có ba tầng, với kích thước đồ sộ, được so sánh với cửa Trường An trong Hoàng thành Huế. Tại trung tâm khu vực lăng là nơi đặt mộ của vua Dục Đức và hoàng hậu Từ Minh, được bảo vệ bởi ba lớp khung chắn kiên cố. Mái ngói phía trên được làm bằng lưu ly vàng, với sự tỉ mỉ và cẩn thận trong từng chi tiết, mang đến sự trang nghiêm cho khu vực thờ cúng.

Cửa tam quan ấn tượng tại lăng Dục Đức. Ảnh: sưu tầm
Cửa tam quan ấn tượng tại lăng Dục Đức. Ảnh: sưu tầm

Khi bước vào bên trong khu vực lăng mộ, du khách sẽ dễ dàng nhận thấy một bàn thờ được chạm khắc từ đá, đặt ngay giữa không gian thờ cúng. Hai bên của khu vực thờ chính là lăng mộ của vua Dục Đức và hoàng hậu Từ Minh, được xây dựng đối xứng nhau. Trước mặt lăng mộ là những chữ nổi được khắc tinh xảo, bao gồm chữ “Thọ” và “Song Hỷ”, tượng trưng cho sự trường tồn và hạnh phúc. Bao quanh khu lăng mộ là hai trụ được xây bằng gạch với hình tượng hoa sen – một biểu tượng quen thuộc trong kiến trúc lăng tẩm thời Nguyễn.

Cấu trúc đối xứng của các ngôi mộ. Ảnh: sưu tầm
Cấu trúc đối xứng của các ngôi mộ. Ảnh: sưu tầm

Khu Tẩm Điện rộng lớn và trang trọng

Khu Tẩm Điện của Lăng Dục Đức có diện tích 6.245m², nằm cách khu lăng mộ chính khoảng 50 mét. Tẩm Điện là khu vực dành riêng cho các nghi thức thờ cúng và tưởng nhớ vua và hoàng hậu. Cổng chính của khu Tẩm Điện được xây dựng liên thông với cổng Tam Quan, mang một phong cách kiến trúc độc đáo với bốn tầng mái làm từ xi măng. Thân cổng được trang trí bằng nhiều họa tiết hình ô vuông nhỏ, tạo nên sự tinh tế và khéo léo trong thiết kế.

Tẩm điện nằm cách khu lăng mộ 50m. Ảnh: sưu tầm
Tẩm điện nằm cách khu lăng mộ 50m. Ảnh: sưu tầm

Bên cạnh đó, cổng bên và cổng sau của khu Tẩm Điện đều được thiết kế theo kiểu cửa vòm, mang nét đặc trưng của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Phía sau cổng chính là một bức bình phong lớn, được xây dựng với mục đích bảo vệ sự trang nghiêm của không gian thờ cúng bên trong. Tiếp đến là sân chầu, khu vực trung tâm của Tẩm Điện, được lát gạch Bát Tràng – loại gạch truyền thống nổi tiếng với độ bền và tính thẩm mỹ cao.

Điện Long Ân – Nơi tôn vinh và thờ cúng các vị vua

Điện Long Ân là nơi đặt án thờ và bài vị của các vị vua và hoàng hậu, là không gian thiêng liêng nhất của Lăng Dục Đức. Khu điện này bao gồm ba gian chính, trong đó có ba khám thờ được sắp xếp một cách trang trọng. Khám thờ trung tâm là nơi thờ bài vị của vua Dục Đức và hoàng hậu Từ Minh Huệ. Khám thờ bên phải dành cho bài vị của vua Duy Tân, và khám thờ bên trái là nơi đặt bài vị của vua Thành Thái.

Hai bên Điện Long Ân còn có Tả Hữu phối điện phía trước, cùng với Hữu Tòng viện phía sau, các khu vực này đều được nối thông với nhau, tạo nên một không gian rộng rãi và liền mạch. Bên ngoài vòng tường thành của khu điện là các điếm canh và nhà trực, nơi các quan quân được cắt cử để canh gác và bảo vệ lăng. Khu vực này cũng bao gồm nhà ở của các quan quân, nơi họ sinh sống và thực hiện nhiệm vụ trông coi và bảo vệ khu lăng tẩm.

Nhìn chung, Lăng Dục Đức với kiến trúc đơn giản nhưng vững chắc và hài hòa với thiên nhiên, mang đến cho du khách một cái nhìn tổng thể về một trong những di tích lịch sử quan trọng của triều Nguyễn. Không chỉ là nơi an nghỉ của các vị vua, hoàng hậu, mà khu lăng còn là một biểu tượng của sự kết nối giữa con người và tâm linh, giữa kiến trúc và thiên nhiên.

Các công trình tại lăng Dục Đức. Ảnh: sưu tầm
Các công trình tại lăng Dục Đức. Ảnh: sưu tầm

Thiên nhiên xung quanh lăng Dục Đức

Lăng Dục Đức không chỉ nổi bật với những công trình kiến trúc lịch sử mà còn thu hút du khách với những vẻ đẹp thiên nhiên thanh bình xung quanh. Lăng được bao bọc bởi những hàng cây cổ thụ xanh mát cùng những cây đại thụ to lớn, mang đến bầu không khí yên tĩnh và thanh khiết. Những thảm cỏ xanh mượt trải dài trên nền đất cũng góp phần tạo nên sự đối lập nhẹ nhàng với các công trình bằng gạch và đá, làm dịu đi sự cứng cáp của kiến trúc. Không chỉ là cảnh quan thiên nhiên xanh mát, thiên nhiên nơi đây còn mang tới cho du khách cảm giác gần gũi với tâm linh, như sự kết nối giữa con người và đất trời, tạo nên một không gian thiêng liêng vô cùng. Ngoài vẻ đẹp xanh mát mà thiên nhiên mang tới lăng tẩm, vẻ đẹp thiên nhiên còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bầu không khí bình an và thanh tịnh đúng với tinh thần giản dị nhưng sâu sắc vô cùng của vua Dục Đức. 

Thiên nhiên xung quanh lăng. Ảnh: sưu tầm
Thiên nhiên xung quanh lăng. Ảnh: sưu tầm

4. Những trải nghiệm hấp dẫn tại lăng

Tại một địa điểm du lịch tâm linh nổi bật như lăng Dục Đức, du khách không chỉ có cơ hội khám phá lịch sử và kiến trúc độc đáo mà còn đem lại cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ khác. 

Khám phá kiến trúc độc đáo, giản dị

Một trong những trải nghiệm hấp dẫn khi đến lăng Dục Đức là khám phá kiến trúc nơi đây. Khác với những lăng tẩm xa hoa khác, lăng Dục Đức sở hữu nét đẹp kiến trúc tuy đơn giản nhưng rất tinh tế, hài hòa với thiên nhiên trong mọi chi tiết. Từ cổng tam quan, sân chầu đến khu vực lăng mộ chính, mỗi công trình đều hiện lên với phong cách tối giản mang lại cho du khách sự thanh bình và trầm mặc của một điểm đến mang đậm dấu ấn thời gian. 

Tham quan các khu lăng mộ

Lăng Dục Đức không chỉ là nơi an nghỉ của vua Dục Đức, mà còn là nơi yên nghỉ của vua Thành Thái, vua Duy Tân, cùng nhiều thành viên khác trong hoàng tộc. Khi đến đây, du khách sẽ có cơ hội khám phá mối quan hệ đặc biệt giữa các vị vua triều Nguyễn, từ đó hiểu rõ hơn về những sự kiện lịch sử đầy biến động trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, việc dạo bước qua những lăng mộ của các hoàng hậu và hoàng tử cũng giúp du khách cảm nhận sâu sắc hơn không khí trang nghiêm, linh thiêng của khu lăng. 

Tham quan các công trình lịch sử tại lăng Dục Đức. Ảnh: sưu tầm
Tham quan các công trình lịch sử tại lăng Dục Đức. Ảnh: sưu tầm

Tìm hiểu văn bia và lịch sử triều Nguyễn

Nhà bia trong lăng là nơi lưu giữ những văn bia khắc ghi công đức và cuộc đời của các vị vua. Du khách có thể đọc các văn bia này để hiểu thêm về sự nghiệp, công lao và những thăng trầm trong cuộc đời của vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân. Đây là cơ hội quý báu để tiếp cận với tư liệu lịch sử, học hỏi và cảm nhận sâu sắc về những biến cố lịch sử mà triều Nguyễn đã trải qua.

Tìm hiểu về văn hóa, lịch sử triều Nguyễn. Ảnh: sưu tầm
Tìm hiểu về văn hóa, lịch sử triều Nguyễn. Ảnh: sưu tầm

Tận hưởng không gian thiên nhiên thanh tịnh

Lăng Dục Đức được bao quanh bởi thiên nhiên xanh mát cùng những hàng cây cổ thụ, hồ nước nhỏ và thảm cỏ xanh tươi hòa quyện tạo nên một không gian thiên nhiên yên bình. Bạn nên dành thời gian dạo quanh khu lăng, chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên hòa quyện với kiến trúc, hoặc chỉ đơn giản là tìm cho mình một góc tĩnh lặng để thư giãn, lắng nghe âm thanh của thiên nhiên. Không khí trong lành và tĩnh mịch ở đây mang đến cho du khách cảm giác thư thái, tách biệt hoàn toàn khỏi sự ồn ào của thành phố.

Check in, lưu giữ khoảnh khắc đẹp 

Với khung cảnh thiên nhiên và kiến trúc hoàng gia cổ kính, Lăng Dục Đức là một địa điểm tuyệt vời để chụp ảnh. Những bức ảnh không chỉ ghi lại nét đẹp kiến trúc mà còn lưu giữ khoảnh khắc của sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Đặc biệt, vào những ngày nắng đẹp hoặc khi bình minh, hoàng hôn, lăng tỏa sáng trong ánh sáng ấm áp, tạo nên những khung hình lịch sử đầy ấn tượng.

5. Lưu ý gì khi tới tham quan lăng Dục Đức

Khi tới lăng Dục Đức, du khách cần lưu ý một số điều sau đây để vừa thể hiện sự tôn trọng với không gian linh thiêng vừa có được kỉ niệm đáng nhớ tại lăng Dục Đức:

  • Trang phục lịch sự: Lăng Dục Đức là nơi tôn nghiêm, nơi an nghỉ của các vị vua và hoàng gia triều Nguyễn, do đó du khách nên mặc trang phục kín đáo và lịch sự. Tránh mặc quần đùi, áo cộc tay, hoặc trang phục quá ngắn để thể hiện sự tôn trọng đối với không gian linh thiêng.
  • Giữ gìn trật tự và yên tĩnh: Không gian tại lăng rất yên bình và tĩnh lặng, do đó hãy hạn chế gây tiếng ồn lớn, nói chuyện to hoặc gây mất trật tự. Điều này không chỉ giúp bạn tận hưởng không gian tĩnh lặng mà còn tôn trọng những người khác đến viếng thăm.
  • Chụp ảnh cẩn thận: Mặc dù có thể chụp ảnh tại lăng, nhưng hãy chú ý không chụp ảnh ở những khu vực có biển cấm hoặc các khu vực thờ cúng linh thiêng. Tránh sử dụng đèn flash quá nhiều vì có thể làm ảnh hưởng đến không gian tôn nghiêm và gây khó chịu cho người khác.
  • Bảo vệ môi trường: Lăng Dục Đức là một điểm đến công cộng nên bạn chú ý vứt rác đúng nơi quy định. Tại khuôn viên lăng có những thùng rác lớn để du khách có thể bỏ rác vào nhằm giữ cho khu lăng luôn sạch sẽ, tôn trọng không gian thiên nhiên và cảnh quan xanh mát xung quanh.
  • Tôn trọng nghi thức thờ cúng: Nếu có các nghi lễ hoặc hoạt động thờ cúng diễn ra tại lăng khi bạn đến, hãy giữ thái độ nghiêm túc và tôn trọng. Tránh cười đùa hoặc tham gia một cách không phù hợp vào các nghi thức linh thiêng.
Lưu ý khi tham quan lăng Dục Đức. Ảnh: sưu tầm
Lưu ý khi tham quan lăng Dục Đức. Ảnh: sưu tầm

Lăng Dục Đức là một trong những điểm đến tâm linh quan trọng tại cố đô Huế. Nếu bạn là người yêu thích lịch sử hoặc muốn khám phá thêm về triều đại nhà Nguyễn, đừng bỏ lỡ địa điểm này nhé!

Related Posts

Leave a Reply