Vẻ đẹp cổ kính của Lăng Thiệu Trị giữa lòng di sản Cố đô Huế

Lăng Thiệu Trị là một trong những lăng tẩm nổi tiếng tại Cố đô Huế với vẻ đẹp kiến trúc cổ kính mang đậm màu sắc của triều Nguyễn. Cùng SmartTravel khám phá vẻ đẹp lịch sử nơi này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vài nét về lăng Thiệu Trị

Lăng Thiệu Trị, là nơi yên nghỉ của vua Thiệu Trị, vị vua thứ ba của triều Nguyễn. Nằm cách trung tâm Hoàng thành Huế khoảng 8km, lăng tọa lạc trên một khu đất rộng lớn với không gian thiên nhiên thoáng đãng. Phía sau lăng có núi Vọng Cảnh làm hậu chẩm, trong khi trước mặt là dòng sông Hương thơ mộng chảy qua. So với các lăng tẩm khác của triều đại Nguyễn, lăng Thiệu Trị mang vẻ đẹp giản đơn, mộc mạc, không quá lộng lẫy hay xa hoa. Dẫu vậy, lăng vẫn toát lên vẻ trang nghiêm, bề thế với những công trình như Bửu Thành, Bi Đình và khu mộ chính. Đặc biệt, lăng không bị tôn tạo quá mức, vẫn giữ được sự hài hòa với cảnh quan xung quanh, thể hiện phong cách sống khiêm tốn của vua Thiệu Trị.

Quần thể lăng Thiệu Trị Huế. Ảnh: sưu tầm
Quần thể lăng Thiệu Trị Huế. Ảnh: sưu tầm

2. Lịch sử xây dựng lăng

Lăng Thiệu Trị được xây dựng vào năm 1848 ngay sau khi vua Thiệu Trị băng hà. Toàn bộ việc xây dựng lăng đều do con trai ông là vua Tự Đức chỉ đạo tiến hành khẩn trương để hoàn thành trong vòng 10 tháng, một thời gian tương đối ngắn so với các lăng tẩm khác của triều Nguyễn. Điểm đặc biệt là vua Thiệu trị không tự mình chọn địa điểm xây lăng khi còn sống như những vị vua khác mà việc xây dựng lặng dựa trên nguyên tắc phong thủy, chọn một vùng đất có thế tựa lưng vào núi và mặt hướng về sông. Khu vực được chọn nằm ở làng Cư Chánh, huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế khoảng 8 km về phía tây bắc, nơi có cảnh quan tự nhiên hài hòa, thoáng đãng, với núi Vọng Cảnh phía sau và dòng sông Hương chảy phía trước, tạo điều kiện thuận lợi để lăng Thiệu Trị trở thành một trong những công trình lăng tẩm có phong cách đơn giản nhưng vẫn nổi bật với vẻ uy nghiêm, thanh lịch đúng như lối sống của vua Thiệu Trị. 

Lịch sử xây dựng lăng Thiệu Trị. Ảnh: sưu tầm
Lịch sử xây dựng lăng Thiệu Trị. Ảnh: sưu tầm

3. Những nét kiến trúc đặc sắc tại lăng

Khu vực lăng

Khu lăng nằm phía bên phải của lăng, tọa lạc tại một vị trí tuyệt đẹp với cảnh quan thiên nhiên hữu tình. Phía trước khu lăng là hồ Nhuận Trạch thông ra hồ Điện, tạo nên một không gian thanh bình và thoáng đãng. Phía sau khu lăng là Bức bình phong và nghi môn được chạm khắc tinh xảo theo hình ảnh rồng vờn mây, tạo cảm giác uy nghi và tôn kính và là lối vào chính dẫn qua nghi môn để bước vào Bái Đình, nơi diễn ra các nghi lễ trang trọng.

Khu vực phía trước lăng. Ảnh: sưu tầm
Khu vực phía trước lăng. Ảnh: sưu tầm

Đến khu vực Bái Đình, du khách sẽ phải ngỡ ngàng trước khoảng sân chầu vô cùng rộng lớn, nơi đặt hai hàng tượng đá đại điện cho quan văn, quan võ cùng những bức tượng voi, ngựa sắp xếp đối xứng tinh tế. Những bức tượng đá này đều là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XIX, thể hiện sự tinh tế và công phu của những người nghệ nhân triều Nguyễn. Nơi đây cũng chính là nơi diễn ra những buổi tế lễ, cúng bái và nghi thức trang nghiêm trong những dịp lễ hội hoặc sự kiện quan trọng của lăng Thiệu Trị. 

Bi Đình, nằm ngay sau Bái Đình, là một công trình kiến trúc quan trọng trong lăng Thiệu Trị. Đây là nơi đặt tấm bia đá “Thánh Đức Trần Công,” trên đó khắc hơn 2.500 chữ do vua Tự Đức đích thân viết, ghi lại cuộc đời và những công lao của vua cha Thiệu Trị. Tấm bia đá không chỉ là một hiện vật lịch sử quý báu, mà còn là tác phẩm văn học có giá trị, giúp người đọc hiểu rõ hơn về những đóng góp của vua Thiệu Trị trong thời gian trị vì. Gần Bi Đình, lầu Đức Hinh hiện chỉ còn lại phần nền và bậc thang, nhưng vẫn là một phần quan trọng trong quần thể kiến trúc của lăng. Từ lầu Đức Hinh, du khách có thể tiếp tục tham quan khu vườn cây cảnh yên bình, được thiết kế cân xứng với một hồ sen và một cổng đồng nằm chính giữa, tạo nên một không gian thanh tĩnh, hài hòa.

Các khu vực quan trọng của lăng Thiệu Trị. Ảnh: sưu tầm
Các khu vực quan trọng của lăng Thiệu Trị. Ảnh: sưu tầm

Khu vực tẩm

Khu tẩm là khu vực điện thờ trong lăng, sở hữu phong cách thiết kế kiến trúc riêng biệt, cách Lầu Đức Hinh khoảng 100m về phía bên trái. Đây là nơi thờ cúng bài vị của vua Thiệu Trị và Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu (bà Từ Dũ). Điện Biểu Đức nằm ở trung tâm khu Tẩm, là một công trình quan trọng và mang tính biểu tượng cao, với các cột gỗ lớn và mái ngói lưu ly cong vút, thể hiện sự uy nghiêm.

Tại chính điện, các chi tiết kiến trúc nổi bật như cổ diêm và bộ mái có tới 450 ô chữ khắc các bài thơ, đây là một trong những tác phẩm có giá trị văn học cao. Nghi Môn của khu Tẩm được xây dựng bằng đá cẩm thạch, tạo nên vẻ trang trọng và vững chắc. Hồng Trạch Môn, một cánh cổng dạng vọng lâu, dẫn thẳng vào điện Biểu Đức, nơi tôn nghiêm bậc nhất của khu Tẩm, dành riêng cho việc thờ cúng vua Thiệu Trị và hoàng hậu.

Nét đẹp kiến trúc lăng Thiệu Trị. Ảnh: sưu tầm
Nét đẹp kiến trúc lăng Thiệu Trị. Ảnh: sưu tầm

Mặc dù Lầu Đức Hinh đã bị sụp đổ và chỉ còn lại phần nền, nhưng khu vực này vẫn giữ được nét đẹp cổ kính và thanh tịnh, đặc biệt là khu vườn hoa đối xứng và hồ Ngưng Thúy. Ba cây cầu đá bắc qua hồ tạo nên một không gian vừa trang nghiêm vừa thơ mộng, là điểm nhấn đặc biệt trong tổng thể kiến trúc của lăng.

Bên cạnh khu Tẩm, còn có các công trình phụ như Tả Hữu Phối Điện và Tả Hữu Tùng Điện, tất cả đều mang đậm dấu ấn kiến trúc cung đình triều Nguyễn. Các công trình này được bố trí hợp lý, tạo nên sự đối xứng và hài hòa trong tổng thể kiến trúc của khu lăng, góp phần làm tăng thêm vẻ cao quý và trang nghiêm của điện Biểu Đức.

Phía trước lăng chính là lăng Hiếu Đông, nơi an nghỉ của mẹ vua Thiệu Trị, bà Hồ Thị Hoa, và lăng Xương Thọ của hoàng hậu Từ Dũ nằm phía bên trái sau lăng chính. Ngoài ra, còn có mộ Tảo Thương, nơi an nghỉ của các ông hoàng, bà chúa nhỏ bé, con vua Thiệu Trị. Tất cả các công trình này tạo nên một quần thể kiến trúc uy nghiêm, thể hiện lòng hiếu thảo và sự kính trọng đối với gia tộc trong triều đại nhà Nguyễn.

4. Đến lăng Thiệu Trị du khách có những trải nghiệm gì

Khi ghé thăm lăng Thiệu Trị, du khách sẽ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động thú vị, giúp hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hóa triều Nguyễn, đồng thời chiêm ngưỡng nét đẹp tinh tế của một trong những lăng tẩm nổi bật nhất tại Cố đô Huế. Dưới đây là một trong những trải nghiệm mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến lăng Thiệu Trị:

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp lăng Thiệu Trị

Thưởng ngoạn kiến trúc lăng Lăng Thiệu Trị mang phong cách kiến trúc mộc mạc nhưng trang nhã, tạo nên sự độc đáo so với các lăng tẩm khác của triều Nguyễn. Du khách sẽ có dịp ngắm nhìn sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và các công trình kiến trúc, từ Bửu Thành, Bi Đình đến Lầu Đức Hinh. Cảm nhận sự liên kết tự nhiên giữa kiến trúc và cảnh quan qua các hồ nước, cầu đá, và khu vườn xanh mát, mang đến không gian yên tĩnh, thanh bình cho mỗi bước chân tham quan.

Tận hưởng vẻ đẹp thoáng đãng tại hồ Ngưng Thuý. Ảnh: sưu tầm
Tận hưởng vẻ đẹp thoáng đãng tại hồ Ngưng Thuý. Ảnh: sưu tầm

Khám phá Bi Đinh và văn bia

Du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về cuộc đời và công đức của vua Thiệu Trị qua văn bia “Thánh Đức Thần Công,” với hơn 2.500 chữ do chính vua Tự Đức ngự bút. Đây là một tác phẩm văn học có giá trị lịch sử cao, giúp du khách hiểu thêm về vị vua hiếu thảo và tài hoa bậc nhất triều Nguyễn. Kiến trúc Bi Đình cũng là một điểm nhấn, với những chi tiết chạm khắc tinh tế trên cột trụ và mái ngói lưu ly vàng.

Tản bộ qua các hồ nước và cầu đá

Một trải nghiệm độc đáo khác tại lăng Thiệu Trị là dạo bước qua những cây cầu đá thanh mảnh bắc ngang qua hồ Ngưng Thúy. Cảm giác bước trên cầu, nhìn ngắm mặt nước hồ phẳng lặng phản chiếu trời xanh, cùng với không gian xung quanh tĩnh lặng, sẽ mang đến cho du khách sự thư thái và tĩnh tâm. Các cây cầu, như cầu Chánh Trung, Đông Hòa và Tây Đình, đều có thiết kế cổ kính, là điểm nhấn quan trọng trong kiến trúc của lăng.

Check-in và tận hưởng không gian yên tĩnh, cảnh sắc thơ mộng

Lăng Thiệu Trị nổi bật với cảnh núi non hùng vĩ và dòng sông thơ mộng, tạo nên một sự hài hòa tuyệt vời giữa kiến trúc và thiên nhiên. Du khách sẽ được trải nghiệm sự tĩnh lặng, thư giãn khi bước chân qua những khu vườn xanh tươi, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi Vọng Cảnh và dòng sông Hương chảy lững lờ từ xa. Không gian non nước hữu tình tại lăng mang đến cho du khách cảm giác thư thái, cảm nhận sâu sắc sự hòa quyện giữa thiên nhiên và tâm hồn. Đồng thời, check in lưu giữ lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại lăng Thiệu Trị chắc chắn sẽ là trải nghiệm thú vị đối với mỗi du khách. 

Check in tại lăng Thiệu Trị. Ảnh: sưu tầm
Check in tại lăng Thiệu Trị. Ảnh: sưu tầm

Tham quan Bửu Thành – nơi an táng vua Thiệu Trị

Khu vực Bửu Thành, nơi an nghỉ của vua Thiệu Trị, mang nét trang nghiêm và tôn kính, với thiết kế tường thành hình tròn bao quanh. Du khách có thể đi dạo quanh khu Bửu Thành, ngắm nhìn cảnh quan xung quanh và cảm nhận sự uy nghiêm của lăng mộ. Đây là nơi tạo cho du khách cảm giác trang trọng và linh thiêng, thể hiện sự kính trọng đối với vị vua hiền triết.

Khám phá khu Tẩm – điện thờ vua và hoàng hậu

Du khách sẽ được khám phá khu Tẩm, nơi thờ cúng bài vị của vua Thiệu Trị và hoàng hậu Từ Dũ. Điện Biểu Đức, trung tâm của khu Tẩm, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần lớn lao của triều Nguyễn. Kiến trúc khu Tẩm mang nét cổ kính, với các chi tiết chạm khắc tinh tế trên cột và mái, làm nổi bật không gian thờ cúng trang nghiêm và linh thiêng.

Tham quan các công trình kiến trúc nổi bật. Ảnh: sưu tầm
Tham quan các công trình kiến trúc nổi bật. Ảnh: sưu tầm

Tìm hiểu về lịch sử triều Nguyễn

Lăng Thiệu Trị không chỉ là một di tích kiến trúc mà còn là một nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc của triều Nguyễn. Qua việc tham quan và tìm hiểu về lăng, du khách sẽ hiểu thêm về cuộc đời và triều đại của vua Thiệu Trị, cũng như vai trò của ông trong lịch sử Việt Nam. Các di tích trong lăng cũng phản ánh phong cách sống và triết lý nhân sinh của nhà vua, mang đến cho du khách cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa cung đình Huế.

Tìm hiểu các giá trị lịch sử văn hoá tại lăng. Ảnh: sưu tầm
Tìm hiểu các giá trị lịch sử văn hoá tại lăng. Ảnh: sưu tầm

5. Lưu ý gì khi tới lăng Thiệu Trị

Khi đến tham quan lăng Thiệu Trị, du khách nên lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo chuyến đi diễn ra suôn sẻ, an toàn:

  • Trang phục lịch sự: Lăng Thiệu Trị là một di tích lịch sử và tâm linh, chính vì vậy, du khách nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự, tránh những trang phục quá ngắn hoặc hở hang không phù hợp với không gian linh thiêng nơi lăng tẩm. 
  • Tôn trọng di tích: Khi tham quan, du khách cần giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác, không vẽ bậy hay chạm vào các công trình kiến trúc để tránh gây hư hại cho di tích. 
  • Tuân thủ hướng dẫn và quy định: Nếu có hướng dẫn viên du lịch hoặc các bảng chỉ dẫn trong khu lăng, du khách nên tuân thủ theo để đảm bảo an toàn và hiểu rõ hơn về lịch sử và kiến trúc của lăng. 

Lăng Thiệu Trị là một trong những điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn tới xứ Huế, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách cái nhìn sâu sắc hơn về triều đại nhà Nguyễn nói chung và vua Thiệu Trị nói riêng. Nếu có dịp tới Cố đô, đừng bỏ qua địa điểm này nhé!

Related Posts

Leave a Reply